Đánh giá Game DEV STORY - Game Moblie - UPS GTEC và CÔNG NGHỆ

VBS

Công ty VBS Chuyên cung cấp Bộ lưu điện UPS GTEC

VBS Company CHUYÊN CUNG CẤP, LẮP ĐẶT, BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG BỘ LƯU ĐIỆN UPS GTEC LIÊN HỆ 0909.65.66.22 MR SINH

Post Top Ad

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Đánh giá Game DEV STORY - Game Moblie

CongtyTNHHKthuatVBS

Có bao giờ đám game thủ chúng ta thắc mắc, trò chơi ta yêu thích nó được tạo ra như thế nào hay không? Game Dev Story ít nhiều sẽ giải đáp được câu hỏi đó.

Trong 10 độc giả của Mọt game ắt hẳn phải có 9 người là game thủ, người thứ 10 không chơi thì cũng từng nhìn qua Youtube đi. Hẳn là thế rồi, chứ không có chơi game vào trang Mọt game để tìm công thức nấu ăn hay những cách để cua trai hiệu quả chắc? Nói thế là để khẳng định lại một điều game thì chơi giỏi mới khó chứ chơi cho vui thì ai cũng chơi được nhưng bạn có biết quy trình để làm ra một tựa game nó tròn méo ra sao không?
game-dev-story-7
Giải đáp cho câu hỏi có phần bí hiểm này, Kairosoft – hãng game nổi tiếng nhờ những tựa game “gây nghiện” với phong cách đồ họa 8-bit, đã giới thiệu đến chúng ta Game Dev Story, phiên bản rút gọn hoàn hảo của quy trình sản xuất một trò chơi.

Hình âm đơn giản nhưng vẫn cuốn hút

Thật khó để nhận xét rằng đồ họa của Game Dev Story là tốt hay dở bởi đồ họa của game theo phong cách 8-bit. Tuy không thể so sánh với những tựa game khủng bây giờ nhưng vẫn phù hợp vì các mô hình trong game đều rất đơn giản, như các nhân vật, bàn ghế… không cần chi tiết vì nhà phát hành đã định hướng là game sẽ đi theo hướng tập trung vào lối chơi chứ không phải những thứ hoa mỹ nhưng sáo rỗng.
game-dev-story-3
Thực tế mà nói đối với những game thủ từng trải qua tuổi thơ cùng chiếc máy NES 4 nút của Nintendo như tôi thì lại cảm thấy sự thích thú và quen thuộc với đồ họa của game, như kiểu bạn đang được ôn lại kỉ niệm tuổi thơ ngay trên di động vậy. ​Bên cạnh đồ họa 8-bit, thứ âm midi mà game sử dụng cũng là một yếu tố hết sức thân thương. Âm thanh trong game đơn giản chỉ là những tiếng nổ nho nhỏ tượng trưng cho ý tưởng của các nhân vật, và một đoạn nhạc nền lặp đi lặp lại thoạt nhìn phát chán. Nhưng tương tự như phần hình ảnh, nếu bạn đã từng đam mê game 4 nút thì những âm thanh midi này lại đem đến cho bạn một sự thú vị không hề nhỏ chút nào.

Lối chơi chi tiết nhưng chẳng quá phức tạp

Có thể nói linh hồn của Game Dev Story chính là lối chơi cực kỳ chi tiết nhưng lại chẳng phức tạp chút nào. Điểm giữ chân người chơi của game chính là gameplay thú vị. Trong vai CEO của công ty do chính người chơi thành lập, bạn phải xắn tay vào làm từ những việc đơn giản nhất như thuê những nhân viên ban đầu cho đến khi công ty của bạn trưởng thành thành một công ty tầm cỡ cá mập.
Vòng đời của một công ty game sẽ được mô phỏng qua ba giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là khi công ty vừa thành lập, người chơi sẽ được thuê tối đa bốn thành viên để tham gia làm game. Các nhân viên mà bạn lựa chọn sẽ được phân chia ra khá nhiều loại, đơn cử như người viết kịch bản, coder, hòa âm phối khí hay thiết kế mỹ thuật… và khi công ty bạn đủ lớn mạnh bạn sẽ đủ tiền để tuyển những nhân viên sáng giá nhất, như một hacker chẳng hạn.
game-dev-story-5
Mỗi nhân viên sẽ có bốn chỉ số cơ bản gồm Programmer, Scenario, Graphic và Sound, tùy vào từng loại nhân viên sẽ có các chỉ số nổi trội khác nhau như một Writer sẽ có các chỉ số viết kịch bản Scenario cao hơn các chỉ số khác, hoặc hơn nữa là một Hacker với các chỉ số đều cao như nhau. ​Khi đã đủ nhân sự, bạn có thể tìm một hợp đồng gia công nào đó để kiếm thêm chi tiêu hoặc là bắt tay ngay vào sản xuất một tựa game “cộp mác” nhãn hiệu công ty mình.

Game Dev Story cung cấp cho bạn khá nhiều thể loại game từ kinh dị, giải đố, đua xe, bắn súng, hành động, nhập vai cho đến hàng tá thể loại mà bạn có tưởng tượng cũng khó nghĩ ra được. Tuy vậy nếu muốn mở khóa các thể loại sang chảnh cùng những IP tốt dễ thu hút người mua hơn, bạn cần nâng cấp khá nhiều đấy. Dù việc nâng cấp không quá phức tạp, ví dụ như bạn chỉ cần làm nhiều game nhập vai, khi đạt đủ cấp độ nhất định thể loại nhập vai sẽ mở ra một nhánh mới chính là Action RPG (nhập vai hành động) nhưng để master được một thể loại đồng thoài mở khóa những thể loại khác cũng là một việc tốn kha khá thời gian của bạn.
Một điều quan trọng mà người chơi cần nhớ là thể loại phải phù hợp với nội dung IP, tỷ như không thể chọn IP rô-bốt cho một game thuộc thể loại sử thi được. Khách hàng trong Game Dev Story hơi bị tỉnh và đẹp trai, nếu bạn làm ra thứ gì đó rác rưởi họ chắc chắn sẽ không mua nó và họ còn bình luận tiêu cực theo kiểu truyền miệng để chắc chắn không ai muốn mua tựa game do bạn sản xuất ra.
game-dev-story-2
Một khi công ty của bạn đạt đến một mốc thu nhập nào đó thì bạn sẽ được đề nghị chuyển lên một công ty khác “hoành tráng” hơn, và cùng với việc công ty to hơn thì hiển nhiên bạn cũng sẽ được thuê nhiều nhân viên hơn. Các nhân viên tìm được có thể là người thường hoặc là nếu may mắn và đủ tiền bạn có thể thuê được các nhân viên đặc biệt của game như Sarapovich, Gilly Bates, Stephen Jobson… đọc cũng biết là ai rồi hén, những nhân viên này sẽ có chỉ số năng lực cực khủng, dựa vào chỉ số này bạn có thể huấn luyện họ nhiều hơn những nhân viên thường.
Tương tự như sự phát triển và tiến hóa của ngành công nghiệp game, trong Game Dev Story mỗi một giai đoạn phát triển của công ty người chơi sẽ được lựa chọn từng nhân viên phù hợp với yêu cầu của mình, nếu bạn cảm thấy công ty mình không có nhân viên nào phụ trách được công việc này, thì bạn có thể thuê những người bên ngoài để đáp ứng công việc, có thể là một người hâm mộ truyện tranh cho đến một thi hào văn học để phụ trách mảng cốt truyện trong game.
game-dev-story-4
Các giai đoạn phát triển này còn bị ảnh hưởng bởi quá trình phát minh các hệ máy chơi game ngày một tân tiến hơn theo thời gian. Ban đầu khi chỉ có mỗi PC tung hoành trên thị trường, chi phí sản xuất cho một đầu game là khá rẻ nhưng cứ mỗi năm trôi qua, các hệ máy cầm tay lẫn console liên tục được giới thiệu và thu hút nhiều khách hàng sử dụng. Khi đó với cương vị CEO của công ty bạn phải làm ra quyết định, đổi mới để theo kịp thời đại hay bo bo giữ gìn những giá trị truyền thống để rồi bị đào thải. Đó là một câu hỏi rất khó để trả lời, bất kể trong game hay ngoài đời.
Nhìn lại lịch sử phát triển của công nghệ, cách đây 20 năm, có dân chụp ảnh nào mà không biết đến thương hiệu Kodak hay người dùng điện thoại nào không biết cái tên Nokia nổi như cồn nhưng giờ thì sao? Kẻ trước nộp đơn xin phá sản vào năm 2012, người sau bị một thương hiệu khác tiếp quản và chỉ còn là cái bóng của chính mình. Cái giá của việc không theo kịp thời đại là thế!
Bạn có thể tải game theo link sau: iOS/Android

1 nhận xét:

  1. blogger_logo_round_35

    cảm ơn bạn nha! Cần thiết bị UPS GTEC thì liên hệ mình nhé!
    https://goo.gl/7sG63M

    Trả lờiXóa

Post Top Ad